Nhiều khi chúng ta muốn giải trí một chút hay là đam mê bắn chim nhưng lại phân vân không biết rằng liệu sử dụng ná cao su thì liệu có hợp pháp không. Nếu bạn đang có thắc mắc như vậy thì đây chính là bài viết dành cho bạn.

1. Ná cao su bắn chim có phải là vũ khí, công cụ hỗ trợ hay không?

Có 1 điều mà chúng ta biết quá rõ ràng là pháp luật cấm sử dụng vũ khí, vậy để biết ná cao su có bị cấm hay không chúng ta phải xác định xem nó có phải là vũ khí hay không?

1.1 Ná cao su bắn chim có phải là vũ khí?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ 2017 (sửa đổi, bổ sung 2019) quy định:

Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất.

Vũ khí bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ 2017 (sửa đổi, bổ sung 2019):

Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

1.2. Ná cao su bắn chim có phải là công cụ hỗ trợ?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ 2017 (sửa đổi, bổ sung 2019) quy định:

Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

  • Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
  • Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
  • Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
  • Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
  • Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
  • Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ 2017 (sửa đổi bổ sung 2019).

Như vậy, ná bắn chim không được xem là vũ khí, không phải là công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ 2017 (sửa đổi bổ sung 2019), việc sử dụng ná bắn chim không bị quản lý và không trái với quy định pháp luật.

2. Những trường hợp sử dụng ná cao su chịu hậu quả pháp lý

Việc sử dụng ná bắn chim hiện nay không vi phạm quy định của pháp luật, tuy nhiên trong trường hợp người sử dụng ná bắn chim gây thương tích hoặc gây thiệt hại cho người khác thì có thể phải bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1 Bồi thường thiệt hại do sử dụng ná bắn chim gây ra

  • Sử dụng ná bắn chim gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác có thể phải bồi thường theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:
  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

  • Sử dụng ná bắn chim gây thiệt hại về tài sản cho người khác có thể phải bồi thường theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:
  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

2.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự khi sử dụng ná bắn chim gây thiệt hại

Sử dụng ná bắn chim gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác thì tùy vào mục đích, động cơ và hậu quả, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự

Xem video dưới đây để tham khảo thêm ý kiến từ luật sư:

3. Kết luận

Tuy rằng việc sử dụng ná cao su không bị pháp luật cấm nhưng chúng ta phải có ý thức sử dụng ná cao su một cách an toàn không gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng của người khác.

Một số mẫu ná cao su đang bán online tại Hukata:

Nhắn Telegram

Nhắn Messenger Facebook

Nhắn/ gọi Zalo

Gọi điện thoại

Chat web

Thu nhỏ